Kỹ năng ứng phó với các sự cố thang máy
Thang máy cũng như rất nhiều các thiết bị điện khác
sau một thời gian dài sử dụng sẽ có những hư hại nhất định ảnh hưởng đến người
dùng. Đặc biệt với tính chất đặc thù dùng để giúp con người di chuyển tại các tầng
cao trong ngôi nhà thì những sự cố thang máy càng cần phải được chú trọng, giảm
thiểu xuống mức tối đa. Tuy nhiên cho dù vì bất cứ lý do nào thì trước hết mỗi
người sử dụng chúng ta cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý để ứng phó với
các tình huống có thể xảy ra trong thang máy.
Các sự cố thang máy thường xảy ra
- Mất điện: Do nhiều nguyên nhân từ
phía tòa nhà hoặc do hệ thống cấp điện bị hư hỏng làm nguồn điện không thể chạy
tới động cơ cung cấp cho thang máy hoạt động. Mất điện gây ra nhiều nguy hiểm đặc
biệt là tình trạng thiếu oxy do các thiết bị thông gió ngừng hoạt động. Bởi vậy
tại những công trình lớn thường trang bị máy phát điện riêng cho thang máy để đề
phòng trường hợp mất điện diễn ra
- Kẹt cửa: Kẹt cửa do cảm biến cửa
thang bị hỏng hoặc do không vệ sinh thường xuyên khiến bụi bẩn tích tụ gây ra
hiện tượng kẹt cửa. Kẹt cửa gây nhiều phiền toái cho mọi người, làm chậm thời
gian di chuyển,…
- Kẹt tầng: Trường hợp này ít xảy ra tuy nhiên nó đem lại những tác hại lớn, đặc biệt là khó cứu hộ do nó có thể
dừng bất cứ chỗ nào không xác định. Nguyên nhân là do hoạt động say lệch của hệ
thống thắng và động cơ.
- Rơi tự do: Nguyên nhân gây ra
thường do đứt cáp, cáp sử dụng lâu không được bảo dưỡng thay thế hoặc do mất điện
không được trang bị bộ cứu hộ tự động gây ra. Đây là tình huống ít xảy ra nhất
nhưng lại mang đến nhiều nguy hiểm nhất cho người đang sử dụng. Khi tiếp đất từ
độ cao lớn khiến người trong cabin mất thăng bằng, va đập với thành cabin gây ra
rất nhiều nguy hiểm không thể lường trước.
Kỹ năng xử lý
Dù bất cứ tình huống nào xảy ra mỗi người chúng ta
khi sử dụng cần nâng cao ý thức, tuyên truyền các biện pháp với mọi người xung
quanh để có thể thoát khỏi những sự cố không mong muốn này.
- Trước hết là khi bất kỳ tình huống nào diễn ra cần
giữ bình tĩnh, hít thở sâu, tự trấn tĩnh bản thân và giúp đỡ những người xung
quanh. Một người có tâm lý sợ hãi hoảng sợ sẽ khiến cho những người còn lại
hoang mang theo, khó tìm ra giải pháp tốt.
- Đối với tình huống mất điện: Với
thang máy có trang bị bộ cứu hộ tự động cho dù mất điện thì thang máy vẫn còn
nguồn điện dự trữ đưa người dùng về tầng gần nhất và mở cửa giúp người bên trong
thoát ra. Với thang không được trang bị bộ cứ hộ tự động khi mất điện xảy ra sẽ
gây ra tình huống rất nguy hiểm.
+ Trường hợp thang máy
dừng tại chỗ sẽ bớt nguy hiểm hơn cho những người bên trong. Khi đó người bên
trong cần cố gắng tìm sự trợ giúp từ bên ngoài từ điện thoại di động của mình
hoặc đập mạnh vào cửa, hô to để người bên ngoài có thể nhận biết bởi khi mất điện
hệ thống điện thoại cứu hộ thang máy cũng không thể hoạt động. Trường hợp cảm
thấy nguồn không khí bên trong dần cạn kiệt tốt hơn hết hãy sử dụng bất kỳ vật
dụng nào để cạy cửa thang giúp có được không khí và chờ đợi sự trợ giúp từ bên
ngoài.
+ Trường hợp mất điện
khiến thang máy rơi tự do, những người đang bên trong cabin hay nhanh chóng đứng
trong tư thế trùng gối, tay bám chắc tay vịn. Trường hợp này rất nguy hiểm bởi
khi rơi tự do ở một độ cao lớn khiến cho cabin va chạm với đáy hố thang rất mạnh
làm cho người bên trong mất thăng bằng, xô ngã và va đập với thành cabin gây
nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ sau khi thang máy dừng hẳn hãy tìm cách liên lạc với
người bên ngoài để được trợ giúp.
- Kẹt cửa: Kẹt cửa xảy ra với tần
suất cao hơn bởi bụi bẩn trong quá trình hoạt động không được vệ sinh lâu dần
tích tụ làm bộ phận cảm biến cửa thang hoạt động sai. Trường hợp này người dùng
hãy cố gắng liên lạc với người bên ngoài thông qua nút gọi cứu hộ trong cabin.
Lưu ý không cố gắng tự ý mở cửa thang, nó sẽ rất nguy hiểm cho bạn và những người
cùng sử dụng.
- Kẹt tầng: Kẹt tầng không thường
xuyên diễn ra như kẹt cửa, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra do những hỏng hóc của
bộ phận thắng và động cơ hoạt động sai lệch. Khi tình huống này diễn ra hãy cố gắng liên hệ với đội cứu hộ bằng mọi cách để nhận được sự trợ giúp.
- Rơi tự do: Tương tự tình huống mất
điện làm cho thang máy rơi tự do, trước hết hãy cùng nhau giữ bình tĩnh sau đó
trùng gối nhẹ, tay bám chắc tay vịn chuẩn bị cho tình huống tiếp đất. Hãy trang
bị tâm lý tốt nhất cho mọi người để tiếp tục ứng phó với tình huống khi đã tiếp
đất. Khi đã tiếp đất an toàn hãy cố gắng liên lạc với đơn vị cứu hộ thông qua
điện thoại, tạo tiếng động lớn trong cabin để dễ dàng nhận biết và đặc biệt hãy
cố gắng tiết kiệm oxy một cách tối đa để đề phòng trường hợp rất lâu sau mới có
thể thoát ra ngoài.
èTrên
đây là những sự cố và cách xử lý trường hợp thang máy gặp sự cố tốt nhất. Hãy
ghi nhớ và vận dụng một cách thành thạo nhất trong trường hợp xảy ra. Mong rằng
với những thông tin trên phần nào giúp được bạn đọc trong quá trình di chuyển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét